TheạoTháităngtốcbámsátgiágạoViệsoi kèo brazilo Hiệp hội lương thực Việt Nam (VFA), giá gạo 5% tấm xuất khẩu của Việt Nam giảm 10 USD còn 653 USD/tấn, cao nhất thế giới; trong khi gạo cùng phẩm cấp của Thái Lan vẫn duy trì mức 648 USD/tấn, đứng ở vị trí thứ 2; còn gạo Pakistan mức 593 USD/tấn xếp thứ 3.
Bên cạnh đó, gạo 25% tấm của Việt Nam giảm 10 USD về mức 633 USD/tấn, cao hơn tới 49 USD so với gạo cùng phẩm cấp của Thái Lan (584 USD/tấn) và cao hơn gạo Pakistan đến 120 USD.
Theo các chuyên gia thị trường, giá gạo Việt Nam giảm nhẹ vào cuối năm là do thị trường trầm lắng vì không còn nhiều hàng để giao dịch. Cả người mua và bán đều trông chờ vào vụ đông xuân sắp tới, cao điểm thu hoạch vào tháng 2.2024. Do nhu cầu tiêu thụ gạo của thế giới vẫn ở mức cao nên giá vẫn sẽ duy trì ở mức có lợi cho người nông dân.
Trong khi đó, thời gian gần đây giá gạo Thái Lan liên tục tăng nhanh nhờ ký được nhiều hợp đồng mới. Tuần trước, Indonesia và Thái Lan đã thảo luận về một hợp đồng lên tới 2 triệu tấn gạo; trong số này có 1 triệu tấn theo hợp đồng cấp chính phủ và phần còn lại theo thỏa thuận thương mại. Thông tin này, khiến giá gạo nội địa Thái Lan tăng lên nhanh chóng. Bên cạnh đó, đồng tiền của Thái Lan cũng mạnh lên so với đồng USD khiến giá gạo nước này nhanh chóng rút ngắn khoảng cách với gạo Việt Nam.
Giá gạo hiện tại ở các nước Việt Nam, Thái Lan và cả Pakistan đều là mức cao nhất lịch sử kể từ năm 2008. Do Ấn Độ cấm xuất khẩu gạo từ tháng 7.2023 khiến lượng gạo xuất khẩu của các nước này đều đạt con số cao kỷ lục, cụ thể: Việt Nam ước đạt 8,2 triệu tấn, Thái Lan có thể lên tới 8,8 triệu tấn và Pakistan là 5 triệu tấn.
"Do các yếu tố kinh tế, chính trị và thời tiết khô hạn vì hiện tượng El Nino khiến các chính sách hạn chế xuất khẩu gạo vẫn được duy trì và khả năng nguồn cung gạo toàn cầu năm 2024 vẫn thiếu hụt khoảng 4 - 5 triệu tấn", bà Phan Mai Hương, đồng sáng lập Công ty SSResource Media Pte.Ltd (Singapore), một chuyên gia về thị trường lúa gạo nhận định.